K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

13 tháng 11 2018

Bài 1:Kì nghỉ hè vừa qua là một kì nghỉ hè vô cùng đáng nhớ đối với em, không chỉ vì em dã có thể học đánh đàn- bộ môn nghệ thuật mà em rất thích mà còn vì em đã quen được Vũ- một người bạn mới tốt bụng và dễ mến.

Sau một năm học hành vất vả, kì nghỉ hè để xả hơi rồi cũng đến, để thưởng cho thành tích học tập chăm chỉ một năm qua của em ba đã đồng ý cho em tham gia khóa học đàn piano ở một trung tâm dàng cho thanh thiếu niên. Buổi học đầu tiên, em vô cùng hào hứng, đã chuẩn bị rất kĩ từ ngày hôm trước. Nhưng học đàn khó hơn em tưởng, nhưng niềm vui được lướt tay trên những phím đàn khiến em quên đi tất cả, đặc biệt lại có một người bạn tốt như Vũ bên cạnh. Vũ bằng tuổi với em, vì là con trai nên cậu cao hơn em hẳn một cái đầu. Vũ cũng tham gia khóa học piano và chúng em được xếp thành đôi bạn cùng tiến. Nói về Vũ, cậu là một người dễ gần, vui vẻ, hoạt bát lại có chút trầm ổn nhất là lúc cậu đưa mình trên giai điệu của tiếng đàn. Cậu bạn có làn da hơi ngăm khỏe khoắn, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt ánh lên được sự thông minh lanh lợi. Cặp long màu đen, rậm, nổi bật sinh động. Mỗi khi cậu nở nụ cười là tưởng chừng như cả thời gian và không gian như bừng sáng, tưởng chừng như ai nhìn thấy nụ cười ấy cũng sẽ không có lí do để buồn hay khó chịu với cậu bạn.

Vũ có một khả năng lĩnh hội cao và trí nhớ tốt, những nốt nhạc Vũ chỉ cần nghe một lần là nhớ, những điều thầy giảng, không có gì là khó với Vũ cả. Em được biết là ba và mẹ của Vũ đều là giáo viên nhưng cả hai đều có sở thích về âm nhạc và cũng rất ủng hộ Vũ đi theo con đường mình thích. Bất ngờ hơn là ngoài piano, Vũ còn biết chơi trống và ghita lại còn hát rất hay. Lúc rảnh rỗi, Vũ còn đàn bằng ghita và hát cho em nghe, nhìn cậu bên cây đàn y như một người nghệ sĩ thực thụ vậy!

Vũ còn là một người rất tâm lí. Sau ngày tụi em quen nhau một tháng là đến sinh nhật của em, hôm ấy trời nắng nhẹ, sau buổi học, Vũ rủ em ra công viên chơi, cậu đánh và hát cho em nghe bài hát chúc mừng sinh nhật, chưa hết ngỡ ngàng, cậu đã lấy trong túi ra một món quà nhỏ xinh xinh tặng em. Em vừa ngạc nhiên vừa cảm động bởi chưa bao giờ em nói sinh nhật của mình cho Vũ. Có một người bạn như Vũ thật là tốt!

Vũ giống như cơn gió nhẹ thổi qua những ngày hè nóng bức của em, làm cho mùa hè trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Bài2

Trong năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.

Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú.

Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.
Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi

Bài 3:

Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.

Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.

Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:

12 tháng 11 2018
Trung Quốc có một nền văn hóa lớn, lâu đời, nổi tiếng trên thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm. Các tác phẩm này giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa. 
Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ sự trân trọng với các tác phẩm, tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Ông Hữu Thỉnh nói: Chúng ta đều là nhà văn và đều hiểu rằng, không có giao lưu nào bền chặt bằng giao lưu văn học và giá trị văn học dễ được chấp nhận, ở lại lâu bền trong lòng người… Các tác phẩm văn học của bạn giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa… Bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa, văn học Trung Quốc được dịch, cập nhật rất nhanh tại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ưu tú được nhận giải thưởng Mao Thuẫn, Lỗ Tấn… được bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Giao lưu văn học đã tạo ra cầu nối bền chặt giữa bạn đọc hai nước, vì thế những thay đổi của văn học Trung Quốc cũng được giới sáng tác, bạn đọc Việt Nam quan tâm.
Cùng chia sẻ những sự ảnh hưởng trong văn hóa, văn học trong cuộc sống đương đại, nhà phê bình Lý Kiến Trạch cho biết, văn học Trung Quốc cũng đi vào thời đại mới. Diện mạo của xã hội đã thay đổi là những điều mà các nhà văn Trung Quốc đang đau đầu để có thể bắt kịp. Thực tế, các nhà văn nước này đang tích cực thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống hiện đại. “Nhiều câu chuyện sinh động của cuộc sống đang chờ các nhà văn thể hiện đã mở ra nhiều chân trời mới đối với văn học Trung Quốc”, ông Lý Kiến Trạch cho hay. Song cũng giống như Việt Nam, các nhà văn Trung Quốc thích được khen tặng hơn là chê, vì thế có một thời gian “nhà phê bình” đã trở thành “nhà biểu dương”. Lỗi ấy của các nhà phê bình đã bị vạch trần, ông Lý Kiến Trạch nói, song để trở thành một nhà phê bình chân chính, nói lời chân thực, lời đạo lý đúng với chức trách của mình, quả thực không đơn giản, vì sẽ làm sứt mẻ nhiều quan hệ với đồng nghiệp!
Bà Lục Mai, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thượng Hải, một tờ báo “nặng ký” trong phê bình văn học Trung Quốc, cũng cho rằng, các nhà phê bình và nhà văn đúng là luôn song hành, nhưng lại luôn tồn tại trong mối quan hệ khó xử. Giới phê bình văn học Trung Quốc đang hướng tới việc trở thành những nhà phê bình thực thụ.
Tuy nhiên, các nhà văn cũng đặt câu hỏi, phải chăng có độ chênh lớn giữa người sáng tác với giới phê bình mới dẫn tới mâu thuẫn lớn đến như vậy, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ. 
12 tháng 11 2018

Nhà LLPB đối mặt với “sứt mẻ” tình bạn

Trung Quốc có một nền văn hóa lớn, lâu đời, nổi tiếng trên thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm. Các tác phẩm này giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa. 

Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ sự trân trọng với các tác phẩm, tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Ông Hữu Thỉnh nói: Chúng ta đều là nhà văn và đều hiểu rằng, không có giao lưu nào bền chặt bằng giao lưu văn học và giá trị văn học dễ được chấp nhận, ở lại lâu bền trong lòng người… Các tác phẩm văn học của bạn giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa… Bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa, văn học Trung Quốc được dịch, cập nhật rất nhanh tại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ưu tú được nhận giải thưởng Mao Thuẫn, Lỗ Tấn… được bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Giao lưu văn học đã tạo ra cầu nối bền chặt giữa bạn đọc hai nước, vì thế những thay đổi của văn học Trung Quốc cũng được giới sáng tác, bạn đọc Việt Nam quan tâm.

Cùng chia sẻ những sự ảnh hưởng trong văn hóa, văn học trong cuộc sống đương đại, nhà phê bình Lý Kiến Trạch cho biết, văn học Trung Quốc cũng đi vào thời đại mới. Diện mạo của xã hội đã thay đổi là những điều mà các nhà văn Trung Quốc đang đau đầu để có thể bắt kịp. Thực tế, các nhà văn nước này đang tích cực thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống hiện đại. “Nhiều câu chuyện sinh động của cuộc sống đang chờ các nhà văn thể hiện đã mở ra nhiều chân trời mới đối với văn học Trung Quốc”, ông Lý Kiến Trạch cho hay. Song cũng giống như Việt Nam, các nhà văn Trung Quốc thích được khen tặng hơn là chê, vì thế có một thời gian “nhà phê bình” đã trở thành “nhà biểu dương”. Lỗi ấy của các nhà phê bình đã bị vạch trần, ông Lý Kiến Trạch nói, song để trở thành một nhà phê bình chân chính, nói lời chân thực, lời đạo lý đúng với chức trách của mình, quả thực không đơn giản, vì sẽ làm sứt mẻ nhiều quan hệ với đồng nghiệp!

Bà Lục Mai, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thượng Hải, một tờ báo “nặng ký” trong phê bình văn học Trung Quốc, cũng cho rằng, các nhà phê bình và nhà văn đúng là luôn song hành, nhưng lại luôn tồn tại trong mối quan hệ khó xử. Giới phê bình văn học Trung Quốc đang hướng tới việc trở thành những nhà phê bình thực thụ.

Tuy nhiên, các nhà văn cũng đặt câu hỏi, phải chăng có độ chênh lớn giữa người sáng tác với giới phê bình mới dẫn tới mâu thuẫn lớn đến như vậy, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ. 

Nâng tầm sáng tác trẻ

Cùng trong buổi gặp gỡ, chủ đề về phát triển đội ngũ kế cận cho nền văn học cũng được các nhà văn hai bên đặc biệt quan tâm. Theo Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Nhân dân (Trung Quốc), các nhà văn trẻ của Trung Quốc đã có nhiều bước phát triển nở rộ. Nhiều cây bút trẻ không chỉ thu hút được lượng bạn đọc trên mạng, mà tác phẩm của họ khi được xuất bản cũng có lượng “fan” đông đảo. “Các bạn trẻ vừa sung sức, vừa mang tới nhiều góc nhìn mới tươi trẻ, hiện đại”- bà Lục Mai nói. Vì thế ban biên tập cũng như hội nhà văn nước này luôn tạo điều kiện như lập các chuyên trang, các diễn đàn cho các nhà văn trẻ để họ thỏa sức thể hiện những cách nhìn mới, bút pháp mới và đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài sau này.

Đối với việc phát triển văn học trẻ, nhà văn Khuất Quang Thụy (Việt Nam) cho rằng, có sự giống nhau kỳ lạ giữa nền văn học hai nước, đặc biệt là mối quan tâm tới văn học trẻ - tương lai của nền văn học. Để xây dựng đội ngũ nhà văn kế cận, Hội Nhà văn Việt Nam có Ban Nhà văn trẻ để giúp ban chấp hành hội tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều hành đội ngũ cây bút trẻ. Cùng đó, có những chuyên trang mang tên Văn nghệ trẻ dành cho các bạn viết trẻ cũng như bạn đọc trẻ. “Điều này không chỉ giúp các cây bút trẻ có thêm sân chơi sáng tạo mà còn góp phần xây dựng lực lượng cộng tác viên, bạn đọc hùng hậu”- nhà văn Khuất Quang Thụy nhấn mạnh. 

Sau mối quan tâm về lực lượng sáng tác trẻ, dưới cái nhìn của một dịch giả văn học, nhà văn Lê Bá Thự bàn tới sức ảnh hưởng của văn học dịch đối với thị trường văn học Trung Quốc, khi mà thị phần văn học nước ngoài ở Việt Nam lên tới 50% thậm chí còn hơn. Chia sẻ mối quan tâm này, đại diện Hội Nhà văn Trung Quốc khẳng định, văn học dịch cũng chiếm vị trí quan trọng đối với bạn đọc nước này. Với những tác phẩm văn học nước ngoài có giá trị, có sức ảnh hưởng lớn, việc phát hành ở nước sở tại gần như song song với việc chuyển ngữ và phát hành tại Trung Quốc. Không chỉ thế, hàng năm giải thưởng văn học uy tín của Trung Quốc là giải thưởng Lỗ Tấn đều có những giải dành riêng cho văn học dịch thuật. Các nhà văn Trung Quốc kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn sự cộng tác của các nhà văn Việt Nam trên văn đàn nước bạn. Đồng thời, hai bên cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi.

Cũng tại buổi gặp gỡ, hai bên mong muốn có nhiều hơn các cuộc giao lưu, trao đổi về học thuật, có thể thẳng thắn trao đổi nhiều hơn nữa những vấn đề về trách nhiệm với văn học mỗi quốc gia, khu vực, làm bật lên tiếng nói của văn học châu Á, đáp lại mong muốn của độc giả Trung Quốc là được tiếp cận nhiều hơn nữa với các tác phẩm của Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Lý Kiến Trạch cho biết, hội sẽ tăng cường các biện pháp để thúc đẩy hơn nữa việc biên dịch, xuất bản các tác phẩm văn học của Việt Nam sang Trung Quốc.

12 tháng 11 2018

Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu các loại hình ngữ văn của người Việt Nam, không kể quốc tịch và thời đại. Ở hậu kỳ trung đại, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán và số ít bằng chữ Phạn. Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, thơ, chèo,...

Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyếthư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Mặc dù việc đưa vào sử dụng rộng rãi kỹ thuật in mộc bản trong thời nhà Đường (618-907) và sự phát minh ra kỹ thuật in ấn loại di động bởi Tất Thăng(990-1051) trong thời nhà Tống (960-1279) không làm tiêu tan tầm quan trọng hay sự nhấn mạnh vào việc viết thư pháp Trung Hoa, cả hai loại kỹ thuật in ấn này đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa hơn bao giờ hết.

Trong thời kỳ hiện đại, tác gia Lỗ Tấn (1881-1936) có thể được xem là người sáng lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Văn học cổ đại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Hán hóa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Cho đến khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là thời Pháp thuộc thì văn học Việt Nam mới dần chuyển qua chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây cho đến nay.

12 tháng 11 2018

So sánh văn học trung đại của Việt Nam và Trung Quốc không hề là một lĩnh vực nghiên cứu mới. Do thực tế giao lưu và ảnh hưởng của văn học Trung Quốc  đối với văn học Việt Nam, một cách tự giác hay không tự giác, bất cứ nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam nào trên mỗi bước đường nghiên cứu của mình đều “đụng chạm” đến công việc  so sánh. Tuy nhiên, mục đích, phương pháp so sánh không phải bao giờ cũng thống nhất trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử, càng không thống nhất ở mỗi nhà nghiên cứu. Nói cách khác, so sánh văn học là một phạm trù lịch sử. Xưa, các nhà nho Việt Nam dường như không nhận thấy sự khác biệt giữa hai nền văn học. Với họ, việc nền văn hiến Việt Nam không khác, không thua kém Trung Quốc được xem là niềm tự hào chân chính của trí tuệ dân tộc. Có thời kỳ các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nền văn hoá, văn học này nhằm củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Lại có lúc, do tinh thần dân tộc kích thích mà hướng nghiên cứu chủ yếu nhắm vào tìm kiếm sự khác biệt để khẳng định tính chất độc lập của văn hoá và văn học Việt Nam. Hiện nay, mục đích so sánh theo nhận thức của  tôi  nên nhằm mục đích góp phần hiểu biết những quy luật vận động của văn học Việt Nam trung đại.

12 tháng 11 2018

hoa kho vi dung dc lau va gia thanh re

12 tháng 11 2018

Hoa tươi vì thơm và đẹp

12 tháng 11 2018

help me!!!

12 tháng 11 2018

Mặt (1) :

theo nghĩa gốc, có nghĩa là khuôn mặt.

Mặt (2):

heo nghĩa chuyển: chỉ ở phần trên của sự vật (đất đai.) bằng phẳng.

12 tháng 11 2018

1 . Chủ nghĩa tự nhiên là khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX  ở châu Âu và Mĩ

2 . Những nguyên tắc mỹ học chính của chủ nghĩa tự nhiên có thể tóm tắt như sau :

  1. Sự nhận thức nghệ thuật cũng phải giống như sự nhận thức khoa học. Tác phẩm văn học được xem như là “tư liệu về con người”, và tiêu chuẩn mỹ học chủ yếu của nó là sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó.
  2. Từ bỏ việc luân lí hóa tác phẩm văn học, vì họ cho rằng cái thực tế được mô tả một cách khách quan lạnh lùng, chính xác với thái độ vô tư, khoa học tự bản thân nó đã đủ sức diễn cảm rồi.
  3. Văn học cũng như khoa học không có quyền lựa chọn tư liệu, đối với nhà văn không có những cốt truyện vô dụng và những đề tài không xứng đáng. Do đó, họ đã mở rộng hệ đề tài và thích thú với những hiện tượng “giản dị” của cuộc sống.
  4. Đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu sinh hoạt vật chất. Theo họ, tính cách con người được quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường được quan niệm chủ yếu là môi trường sinh hoạt vật chất, trực tiếp xung quanh, tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử. Những nguyên tắc mỹ học trên đây đã hạn chế những khả năng nghệ thuật của văn học tự nhiên chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự thâm nhập của sự thật đời sống vào tác phẩm văn học của họ đã lật đổ những nguyên tắc lí thuyết và khiến cho một số tác phẩm ưu tú của chủ nghĩa tự nhìên có một tác động nghệ thuật không nhỏ. Chính sự nghiên cứu sinh học vật chất đã giúp phần nào cho các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa phát hiện ra bản chất giai cấp của ý thức, ví dụ : E. Dô-la (1840 – 1902) trong Mùa gieo mầm từ chỗ mô tả cuộc sống gia đình Mai-ơ đã khám phá ra cội nguồn của đấu tranh giai cấp.
12 tháng 11 2018

Chủ nghĩa tự nhiên (tiếng Pháp : naturalisme) là một khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX ở châu Âu và Mĩ.

Chủ nghĩa tự nhiên hình thành và xác định cương lĩnh trước tiên ở Pháp trên cơ sở triết học thực chứng của A. Công-tơ (1798 – 1857) nhà triết học và xã hội học Pháp, mỹ học của H. Ten (1828 – 1893) nhà triết học, mỹ học ngưòi Pháp và những tư tưởng của khoa học tự nhiên, trước hết là sinh lí học. ‘Tôi khảo cứu tình cảm và tư tưởng như người ta đã làm đối với các cơ năng và khí quan. Hơn nữa, tôi cho rằng hai loại sự kiện ấy đều cùng một loại bản chất, đều chịu sự chi phối của những tất yếu như nhau và chúng chỉ là mặt trái và mặt phải của cùng một cá thể. Cá thể ấy là vũ trụ.” (H. Ten). Có thể nói đây là trào lưu văn học lấy phương pháp khoa học tự nhiên làm cơ sở cho sáng tác. Những nguyên tắc mỹ học chính của chủ nghĩa tự nhiên có thể tóm tắt như sau :

  1. Sự nhận thức nghệ thuật cũng phải giống như sự nhận thức khoa học. Tác phẩm văn học được xem như là “tư liệu về con người”, và tiêu chuẩn mỹ học chủ yếu của nó là sự đầy đủ của hành động nhận thức được thể hiện trong đó.
  2. Từ bỏ việc luân lí hóa tác phẩm văn học, vì họ cho rằng cái thực tế được mô tả một cách khách quan lạnh lùng, chính xác với thái độ vô tư, khoa học tự bản thân nó đã đủ sức diễn cảm rồi.
  3. Văn học cũng như khoa học không có quyền lựa chọn tư liệu, đối với nhà văn không có những cốt truyện vô dụng và những đề tài không xứng đáng. Do đó, họ đã mở rộng hệ đề tài và thích thú với những hiện tượng “giản dị” của cuộc sống.
  4. Đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu sinh hoạt vật chất. Theo họ, tính cách con người được quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường được quan niệm chủ yếu là môi trường sinh hoạt vật chất, trực tiếp xung quanh, tuy không loại trừ nhân tố xã hội – lịch sử. Những nguyên tắc mỹ học trên đây đã hạn chế những khả năng nghệ thuật của văn học tự nhiên chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự thâm nhập của sự thật đời sống vào tác phẩm văn học của họ đã lật đổ những nguyên tắc lí thuyết và khiến cho một số tác phẩm ưu tú của chủ nghĩa tự nhìên có một tác động nghệ thuật không nhỏ. Chính sự nghiên cứu sinh học vật chất đã giúp phần nào cho các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa phát hiện ra bản chất giai cấp của ý thức, ví dụ : E. Dô-la (1840 – 1902) trong Mùa gieo mầm từ chỗ mô tả cuộc sống gia đình Mai-ơ đã khám phá ra cội nguồn của đấu tranh giai cấp.

Trong những năm 60 – 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tự nhiên đã có một tác động tích cực đến sự phát triển văn học như : mở rộng đề tài, xới lên những tầng mới của hiện thực cuộc sống, nghiên cúu sự tác động qua lại giữa cá nhân và quần chúng, vai trò của vô thức trong tâm lí con người,…

Thuật ngữ chủ nghĩa tự nhiên trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực đã không còn mang nội dung như đã được xác định trên đây, mà được dùng để chỉ cách tiếp cận sinh lí học phi xã hội đối với con người, hoặc để chỉ một khuynh hướng văn học chủ trương mô tả những hiện thực cuộc sống theo lối sao chép thiếu sự lựa chọn, khái quát, đánh giá.

11 tháng 11 2018

 1.Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em .

Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

10 tháng 11 2018


Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

20 tháng 10 2021

                                                                                    Đoạn văn

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên chủ yếu thời gian chúng em được các thầy cô dạy học online và không phải đến trường. Thật may mắn rằng Việt Nam đã kiểm soát được dịch và cuộc sống trở lại như bình thường. Chính vì thế, việc quay lại trường trong ngày đầu tiên của năm học mới đối với chúng em vô cùng ý nghĩa.

Hơn nửa năm chỉ học ở nhà không được gặp thầy cô và bạn bè khiến em vô cùng buồn chán. Khi nhận được tin mùa thu này chúng em được quay lại trường học em đã rất vui mừng. Em cùng bố mẹ đi hiệu sách sắm sửa sách vở cẩn thận, chu đáo. Từng quyển sách, quyển vở được em bao bọc và dán nhãn thật đẹp đẽ. Em hồi hộp đếm từng ngày được gặp lại bạn bè và mái trường thân yêu.

Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, sau bữa cơm tối, bố mẹ dặn dò em kiểm tra lại sách vở đồ dùng, quần áo một lần nữa để ngày mai có thể đến trường thật tốt. Em ngồi khoanh tay trên bàn ngắm nhìn những quyển sách mới tinh được xếp ngăn nắp và suy nghĩ miên man. Không biết trong những tháng ngày qua các bạn đã thay đổi như thế nào; những cái cây bé xíu trong trường đã lớn thêm nhiều chưa;… bao nhiêu câu hỏi vây quanh em vừa làm em háo hức, hồi hộp lại thêm trằn trọc khó ngủ.

Sáng ngày tựu trường em dậy sớm và được mẹ đưa đến trường. Trước cánh cổng rộng lớn đang mở ra trước mắt mình, em vẫy tay chào mẹ rồi bước vội vào trong. Hiện ra trước mắt em là một sân trường đông đúc, rộn rã tiếng cười đùa, trò chuyện của các bạn học sinh sau bao ngày gặp lại. Những hàng cây như lớn hẳn lên, chững chạc, cứng cáp hơn trước rất nhiều. Thoang thoảng là mùi sơn mới của những bức tường, những bộ bàn ghế lâu ngày không sử dụng được nhà trường tân trang lại.

Em từ từ bước đi, hít thở bầu không khí ở trường học đã lâu không được tận hưởng thì chợt có một cánh tay vỗ vào vai em. Hóa ra đó là cô bạn thân cùng lớp của em. Chà! Cậu lớn hơn nhiều đấy nhỉ. Chúng em cùng nhau trò chuyện tíu tít và bước đi đến lớp học của mình - cái cảm giác mà lâu lắm rồi mới có lại được vô cùng dễ chịu. Bước chân vào lớp học, các bạn tươi cười chào em; bạn nào cũng lớn hơn, đáng yêu hơn và vui vẻ hơn. Vì là ngày đầu tiên nên chúng em chưa phải học gì nhiều chỉ nghe cô giáo dặn dò và chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai. Cô giáo từ từ bước vào lớp, trên tay cầm quyển sổ ghi chép tươi cười nhìn chúng em. Cô mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng và có nụ cười tươi. Cô phổ biến chúng em về nội quy của lớp học và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chính sự tập trung và say mê của cô làm cho chúng em đắm chìm mà quên mất đi sự trôi chảy của thời gian.

Sau khi phổ biến xong nội quy lớp học và nội dung chương trình, cô trò chuyện cùng chúng em để hiểu nhau hơn. Buổi dặn dò kết thúc trong niềm hân hoan của cả cô và trò. Trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ, em hi vọng đây sẽ là một năm học đầy may mắn và hứng khởi. 

                                                                                      Hok tốt!

10 tháng 11 2018

Hằng năm cứ đến ngày sinh nhật của em, ngày 23 tháng 6, bố em thường có mặt ở nhà để cùng chung vui. Năm nay bố bận đi công tác nước ngoài, không về kịp. Trước khi đi, bố có hứa sẽ gởi quà sinh nhật cho em trước một ngày. Chờ mãi từ sáng đến tối em vẫn không thấy món quà ý nghĩa mà bố em dành cho em nhân ngày sinh nhật lần thứ 12. Đêm đó em trằn trọc mãi không thể nào ngủ được, cứ nghĩa hay vì bận công việc mà bố quên ngày sinh nhật của mình rồi… Bao nhiêu giả thiết cứ đặt ra, rồi tự trả lời. Mệt quá, em thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng sớm hôm sau, em còn đang mơ mơ màng màng thì có tiếng chuông cửa reng, reng. Em vội vàng ra mở cửa. Ôi chao! Một con gấu bông thật là to được cô thư kí của bố mang tới, kèm theo là một tấm thiệp thật là đẹp. Em cảm ơn và vội vàng mời cô vào nhà, cô bảo:
- Cô rất bận, hẹn cháu lúc khác. Cô chúc mừng cháu nhân ngày sinh nhật lần thứ 12, chúc cháu học giỏi, chăm ngoan và chóng lớn.
- Cháu cảm ơn cô, chiều nay 5 giờ cháu mời cô tới dự tiệc sinh nhật của cháu.
- Cảm ơn cháu, chiều nay chắc chắn cô sẽ tới.
Sau khi tiễn cô, em vào nhà bóc tấm thiệp ra, một tấm thiệp đầy ý nghĩa, mặt trước là một đóa hoa hồng vừa mới nở, mặt sau là những lời chúc tốt đẹp của bố.
Em sung sướng vô cùng, háo hức chờ cho đến giờ làm tiệc sinh nhật.

10 tháng 11 2018

Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.

Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập.  Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.

Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.

Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.

Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.