K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy phân tích đặc điểm nhân vật tôi trong đoạn trích sau: "Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải...
Đọc tiếp

Hãy phân tích đặc điểm nhân vật tôi trong đoạn trích sau: "Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác. Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo: - Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại. Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phòng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói: - Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi! Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi! Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo: - Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp. Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ" thưởng "tôi một cái cốc trên trán: - Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa! Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bi cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát."

2
LV
6 tháng 11 2024

gấpppppp

6 tháng 11 2024

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một học sinh lớp chín chăm chỉ, có nghị lực vượt qua khó khăn trong học tập. Dù trí nhớ không tốt, "tôi" vẫn kiên trì học bài, thức khuya dậy sớm, cố gắng học gấp đôi những bạn khác. Mặc dù phải ăn món bí đỏ mỗi ngày theo lời mẹ, "tôi" vẫn không tỏ ra buồn bã mà tìm cách an ủi mẹ bằng những lời lạc quan. Mối quan hệ với mẹ thể hiện sự lo lắng và yêu thương vô điều kiện, dù mẹ không nói ra, nhưng ánh mắt và lời nói của bà khiến "tôi" cảm nhận được tình cảm sâu sắc đó. "Tôi" cũng có sự tự nhận thức rõ ràng về bản thân, không bi quan dù có lúc cảm thấy mệt mỏi. Sau khi vượt qua kỳ thi và đạt thành tích khá, "tôi" cảm thấy tự hào và vui mừng, không chỉ vì kết quả học tập mà còn vì đã vượt qua được những thử thách, trong đó có cả những tô canh bí đỏ mà mẹ đã khéo léo chuẩn bị. Cảnh cuối cùng với việc "tôi" tạm biệt trái bí đỏ cuối cùng là sự kết thúc nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng rất sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành và cảm ơn những khó khăn đã qua trong suốt quá trình học tập.

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Những va vấp và sự cố trên đường đi có thể sẽ làm ta nản lòng và tuyệt vọng. Những lúc ấy, ta sẽ cần lắm một bờ vai để dựa vào, một nơi để sẻ chia những nỗi niềm, một vòng tay âu yếm đế chở che. Khi đó, người anh và người chị sẽ luôn sẵn sàng ở bên ta, nâng đỡ ta, che chở cho ta, thương yêu ta, sưởi ấm con tim và chữa lành vết thương cho ta. Thông điệp yêu thương ấy lại một lần nữa được gửi gắm trong câu chuyện “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo. Hai từ “Anh Hai” nghe thật tha thiết. Quả thật như vậy, câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo phải đi bới móc rác, không có tiền để mua đồ ăn dù chỉ là một chiếc bánh nhỏ để ăn. Một hôm nọ, khi đang bới móc rác thì hai anh em bỗng thấy một chiếc bánh kem nằm sát mép cống. Bất chấp việc chiếc bánh đã bị vấy bẩn, hai anh em vẫn chạy đến, nhìn chiếc bánh một cách thèm thuồng. Vi thấy chiếc bánh bẩn quá người anh ra sức thổi hết bụi đi nhưng bụi “chẳng chịu đi cho”, người em vì đói qua nên phụ anh thổi. Nhưng chính “cái miệng háu đói” của người em đã làm chiếc bánh rơi tõm xuống cống. Người em khóc, đổ lỗi cho người anh. Người anh không phủ nhận mà lại nhận hết trách nhiệm về mình rồi còn nhường phần nhiều miếng kem dính trên tay cho người em. Chiếc bánh ấy mặc dù đã bị người khác vứt bỏ nhưng hai anh em ấy lại xem nó như món quà mà trời ban tặng cho. Qua câu chuyện trên, ta thấy được có nhiều người có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc nhưng không biết trân trọng trong khi còn có biết bao người bất hạnh hơn mình gấp trăm lần. Đồng thời câu chuyện còn muốn đề cao tình anh em, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Trong câu chuyện ta còn thấy có nhân vật cậu bé và người mẹ trong chiếc xe. Qua hình ảnh đó ta thấy được cậu bé ăn bánh đến nỗi ngán ngẩm không muốn ăn nữa còn hai đứa trẻ kia thì không có bánh để ăn, phải nhặt lại chiếc bánh mà cậu bé kia đã vứt bỏ. Từ đó ta nhận được thông điệp rằng mình còn hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người khác nên hãy quý trọng cuộc sống của mình hoặc nếu có lòng nhân hậu thì hãy sẻ chia “chiếc bánh ấy” cho những người đang cần nó chứ đừng như cậu bé thẳng tay vứt bỏ “chiếc bánh”. Tình yêu thương không cần thể hiện qua một cái gì đó lớn lao. Tình yêu thương có thể là thầm lặng. Tình yêu thương thể hiện qua những điều nhỏ nhặt và tầm thường nhất trong cuộc sống như hai anh em nhường nhau một mẩu bánh trong câu chuyện “Anh Hai” hay là một bàn tay nâng đỡ khi thấy người khác gặp hoạn nạn khó khăn. Tình anh em cũng thế, không cần thể hiện ra cho mọi người thấy, chỉ cần trong tim mỗi người đều có ngọn lửa yêu thương thì có thể sưởi ấm khắp cả thế gian.

6 tháng 11 2024

cái này hc ở lp6 r mà b, kể cả ở tiểu hc cx hc r

6 tháng 11 2024

Văn xuôi là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp. Tiểu thuyết, sách giáo khoa và bài báo là tất cả các ví dụ về văn xuôi

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Mỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca.

 

Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.

 

Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.

 

Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ

 

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc…

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới…

 

Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, Mùa thu của em được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.

 

Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.

 

Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.

 

Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.

 

Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.

 

Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.

 

Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.

 

Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.

6 tháng 11 2024

Sau khi đọc bài thơ "Hoa Cúc và Mùa Thu," mình như được hòa mình vào một bức tranh yên bình và dịu dàng của mùa thu. Những câu thơ tả về hoa cúc – loài hoa nở rộ khi thu về – mang đến cho mình cảm giác ấm áp giữa không khí se lạnh. Hoa cúc không rực rỡ như các loài hoa khác, nhưng chính sắc vàng nhẹ nhàng và hương thơm dịu mát của nó làm cho mùa thu trở nên đặc biệt và sâu lắng. Qua từng câu chữ, mình có thể cảm nhận được sự tinh tế và nhẹ nhàng của thiên nhiên, cùng cảm giác bâng khuâng, man mác khi nhớ về những ngày thu xưa.Bài thơ như một lời nhắc nhở về giá trị của sự giản dị, mang đến cho mình cảm giác thanh thản, bình yên mà hiếm khi có được giữa cuộc sống bận rộn. Đọc xong, mình không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc mà còn thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, như được giải thoát khỏi những lo toan. Mình thêm yêu mùa thu, yêu những điều đơn sơ, nhỏ bé nhưng thật quý giá trong cuộc sống. Hoa cúc trở thành biểu tượng của sự thanh thoát, kiên nhẫn, giống như tinh thần của mùa thu – dịu dàng mà vững vàng, khiến lòng người rung động trong cảm giác êm đềm và hoài niệm.

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh mang trong mình sự trầm lắng của mùa thu, vẽ nên bức tranh tươi đẹp về hình ảnh người cha đưa đứa con bé tới trường. Bầu không khí trong lành của mùa thu mới đến đã tạo nên một bức cảnh mới mẻ, trong đó cha và con hòa quyện vào không gian tươi mới. Sương đọng trên cỏ, ánh nắng lấp lánh giữa hàng hạt ngọc, tất cả cùng hòa quyện, tạo nên một bức tranh tuyệt vời về cuộc sống. Dòng thơ đầu tiên nêu bật tình cảm cha con qua hình ảnh cha dẫn con nhỏ đến trường. Lúa đang chín cả, xanh tươi cao ngất, con nhìn quanh với vẻ ngỡ ngàng - những hình ảnh này phản ánh sự tò mò, ngạc nhiên của đứa con trong môi trường mới. Hương thơm của lúa lan tỏa, giống như hương thơm của quê hương, đẩy đến ý nghĩa sâu xa hơn về tình cảm thiêng liêng của mẹ đất, của tổ quốc. Điều này tái hiện mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, và cũng tạo ra một sự tương phản đẹp giữa tình cha con và tình yêu đất nước. Câu thơ cuối cùng phản ánh sự hi vọng và niềm tin của cha dành cho tương lai con. Mặc dù đây chỉ là bước đầu trên hành trình học tập, tình thân và sự hướng dẫn từ cha sẽ luôn bên cạnh, giúp con vượt qua mọi thử thách và tiến tới thành công.

6 tháng 11 2024

Tgia chim chìa vôi là Nguyễn Quang Thiều

6 tháng 11 2024

Tác giả là : Nguyễn Quang Thiều nha bạn !

 

6 tháng 11 2024

hay

6 tháng 11 2024

Nghiện game k tốt cho sức khỏe

 

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Không thể phủ nhận được game online được xem chính là một trò chơi giải trí lành mạnh. Trò giải trí nào cũng sẽ có mục đích đó chính là sẽ giúp cho đầu óc thư giãn và cho chúng ta thấy được những sự thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay có thể thấy được rằng những trò game online dường như lại đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Qủa thực những vấn đề nghiện game online hiện nay dường như cũng đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để hay có cách nào triệt tiêu nó đi.

Game online chúng ta hiểu nôm na ra đó chính là những trò chơi qua mạng Internet, trò chơi này thì lại với nhiều loại hình khác nhau, nó dường như giúp cho chúng ta có thể chọn lựa thoải mái bạn trẻ chọn lựa. Nếu như các bạn mà chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng dường như nếu như nghiện, hay chúng ta lại quá mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó dường như cũng chính là nghiện game. Khi chúng ta mà nghiện game được định nghĩa chính là khi chúng ta mà sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được. Điều đó như cho con người cứ mãi chìm đắm trong thế giới game, đặc biệt là sự sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn đủ minh mẩn hay tỉnh táo nữa.

Ta như thấy được hiện nay tình trạng nghiện game online nó như đang diễn ra rất nhiều. Và đặc biệt nó lại càng diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vì đây được xem chính là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, khi mà các em học sinh lại chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai. Một phần khác thì lại bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi sau rồi cũng thành nghiện lúc nào không hay. Ta như thấy được chính trò game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, và chất gây khích thích và chất gây nghiện dường như lại được nằm ở trong những trò chơi. Và ta cũng cần phải biết được rằng không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Hiện nay ta như thấy được những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, hay trong những con ngõ, đặc biệt đó chính là ở gần trường học đâu đâu cũng thấy game. Đâyđược đánh giá là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Có thể thấy được rằng quan trọng hơn tất cả thì bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, hay đó chính là những sự kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nhiều người đã từng đưa ra rất nhiều nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Đầu tiên đó có thể là do các bậc cha mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái. Khi không được quan tâm cho nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý, và mới đầu chỉ là để giải tỏa, sau lại thành nghiệ. Thực sự cũng đã có rất nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được mà dường như cũng đã bị bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Qủa thật ta có thể nhận thấy được rằng chính bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và đó cũng chính là những sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy của cơn nghiệm trò chơi điện tử.

Có thể nói rằng chính hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, nó như làm cho các em bỏ bê việc học. Lý do đó chính là các em lại như đã dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Khi tập trung vào một vấn đề quá mức thì sao các em có thể học tập tốt được. Thực sự khi các em sao nhẵng quá mức vào các trò chơi này thì như cổ nhân có một câu “Tiền mất tật mang”. Thực sự thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích cả nếu như bạn không biết làm chủ chính mình. Thế giới game dường như cũng chỉ toàn những điều tai hại.

Chúng ta rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới ảo đó, để giúp họ có thể quay về cuộc sống đời thường. Nhưng có một điều chắc chắn đó là chúng ta có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Các bậc làm cha là mẹ cũng nên động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để như là một cách có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Chúng ta cũng cần phải hạn chế việc nghiện game thì mới giúp chocác bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng báo động này. Trò chơi là để giải trí chứ đừng quá dành nhiều thời gian cho nó mà quên mất đi nghĩa vụ chính của học sinh là học tập.