K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2020

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

       Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

       Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

       Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

       Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

       Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

       Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

       Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

       Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

       Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

       Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

       Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

       Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

       Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

       Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

p/s: ngắn thôi bạn

15 tháng 10 2020

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa . Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

15 tháng 10 2020

Ko nha bạn .

nhưng ko phải quan hệ từ

19 tháng 2 2021

tớ nghĩ câu 1 là trứng á !

15 tháng 10 2020

con trai co ngoc trai con dan ong ko co

cau cuoi la nha ao thuat

  1. THIÊN: Trời
  2. ĐỊA: Đất
  3. CỬ: Cất
  4. TỒN: Còn
  5. TỬ: Con
  6. TÔN: Cháu
  7. LỤC: Sáu
  8. TAM: Ba
  9. GIA: Nhà
  10. QUỐC: Nước
  11. TIỀN: Trước
  12. HẬU: Sau
  13. NGƯU: Trâu
  14. : Ngựa
  15. CỰ: Cựa
  16. NHA: Răng
  17. : Chăng
  18. HỮU: Có
  19. KHUYỂN: Chó
  20. DƯƠNG: Dê
  21. QUY: Về
  22. TẨU: Chạy
  23. BÁI: Lạy
  24. QUỴ: Quỳ
  25. KHỨ: Đi
  26. LAI: Lại
  27. NỮ: Gái
  28. NAM: Trai
  29. ĐÁI: Đai
  30. QUAN: Mũ
14 tháng 10 2020

Một số từ Hán Việt và nghĩa :

Á: - thứ hai; á hậu, á khôi, á thánh. Mạnh Tử là á thánh của đạo Nho.

Ác: - độc ác; ác bá, ác bạc, ác nhân, ác nghiệt, quái ác...

- mặt trời (Ác tà – Chiếu tối, mặt trời xế chiều)

Ai: đau khổ; bi ai, ai oán...

Ái: yêu – Nguyễn Ái Quốc (ái quốc – Yêu nước), ái tình (tình yêu)…

Ải: - cửa khẩu (Cửa ải Chi Lăng)..

- làm cho đau đớn, biến đổi: đày ải...

Am: - ngôi nhà nhỏ, chùa: thảo am (nhà tranh), chùa am…

- hiểu kĩ: am hiểu, am hiểu tường tận, am tường....

Ám: - làm việc lén lút, không rõ ràng – Giang Văn Minh bị vua nhà Thanh ám hại…

- bám vào: ma ám..

An: - an lành: an tâm, bình an, an dưỡng...

- yên ngựa: Dặm trường bụi cuốn chinh an – Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh...

Anh: - trẻ nhỏ: Miệng anh nhi chờ bữa mớm cơm...

- hơn người bình thường: anh hùng, anh hào....

Ảnh: hình (hình ảnh)...

Ảo: giống như thật mà không phải thật: ảo ảnh, ảo giác...

Át: lấn lướt: lấn át....

Áy: màu vàng: Một vùng cỏ áy bóng tà. Gió hiu hiu thổi một và bông lau....

Âm: - tiếng: Âm thanh thành phố,...

- đối lập với dương: âm phủ (nơi chết chóc). Tôn Ngộ Không xuống âm phủ gặp Diêm Vương,...

Ẩm: - uống: ẩm thực (ăn uống)...

ướt: ẩm độ, ẩm kế (Thước đo độ ẩm)...

Ấm: quyền lợi của con của quan lại: Cậu ấm, cô chiêu...

Ân: ơn – Phá cường địch – Báo hoàng ân (Phá giặc mạnh đền ơn vua); ân nhân...

Ẩn: giấu kín: Nguyễn Trãi lùi về ở ẩn, ẩn tích, ẩn chứa, ẩn danh, ẩn dật, ẩn hiện, ẩn nấp....

Ấn: - dấu: dấu ấn, ấn tín...

- in: ấn bản, ấn hành...

- định ra: ấn định ngày làm việc, ấn định nề nếp...

Ấp: xóm, làng – Phan Đình Phùng và Hoàng Cao Khải là người cùng ấp.,...

Âu: - lo lắng, âu lo, lo âu...

- tình yêu: âu yếm...

- cơ đồ: âu vàng, non sông nghìn thủa vững âu vàng...

Ấu: nhỏ: ấu trùng, thơ ấu...

Bá: - chức tước: bá vương, vương, bá, công, hầu...

- bác: thúc bá (chú, bác)...

- công bố: bá cáo...

- hơn người: bá chủ, bá quyền...

Bạ: sổ sách ghi chép: học bạ, danh bạ điện thoại...

Bác: - anh cha (chú, bác), bác cả, bác tộc...

- rộng: Đác - uyn nói bác học không có nghĩa là ngừng học.

Bác học (học rộng), bác sĩ...

- bỏ qua: bác bỏ ý kiến này, bác ý kiến, bác nghị quyết...

- súng: đại bác, bác đồng...

Bạc: - màu trắng: bàng bạc, bạc trắng...

- không có nhân đức; bạc ác, bạc đãi, bạc tình…

Bách: - trăm: bách tuế (trăm tuổi), bách niên giai lão, bách bệnh, bách chiến bách thắng...

- khó khăn, túng quẫn: bức bách, cưỡng bách...

- cây bách: tùng bách...

Bài: - bỏ: bài bác, bài bây, bài ngoại...

- sắp đặt: bài binh bố trận, đúng bài...

- một việc làm, công trình: bài thuốc, bài thơ, bài tập...

Bãi: - bỏ: bãi binh (Triều đình đòi Trương Định phải bãi binh), bãi khóa, bãi nhiệm, bãi thuế....

- một vùng: bãi tập, bãi bồi phù sa....

Bái: - lại, gặp: bái kiến, bái - lạy....

Bại: - thua: bại binh, bại tướng, bại trận...

- giảm chức năng: bại liệt: Phòng chống bệnh bại liệt...

Ban: - lớp: lưu ban (ở lại lớp)....

- nhóm, tổ chức: các ban, ban giám hiệu. Ban văn Tinh Thiều, ban võ Phạm Tu....

- thông qua: ban bố toàn dân, ban hành nghị quyết....

- đưa cho: ban tặng, ban thưởng...

Bàn: - trao lại: bàn giao...

- thảo luận: bàn luận...

Bản: - gốc: bản tính (tính gốc), nguyên bản, bản quán...

- tài liệu: văn bản, bản thảo nghị quyết, bản vẽ...

Bán: - nửa: bán nguyệt, bán cầu (Việt Nam thuộc bán cầu Đông)...

- trao đổi hàng hóa: mua bán, bán buôn…

Bàng: thờ ơ, đứng ngoài cuộc: bàng quan,...

Bảng: nơi gián, viết thông tin: bảng số, bảng vàng, bảng biểu...

Báng: bỏ, báng bổ...

Bành: - ghế tựa (ghế dựa), ghế bành, hậu bành sân khấu.

- mở rộng: bành trướng

Bao: - vỏ bên ngoài: bao bì, bao diêm ...

- lấn sang việc người khác, giúp người khác: bao biện...

- che chở: bao cấp, bao che...

- rộng: bao dung (độ lượng)...

Bào: - chế biến: bào chế thuốc...

- bênh vực: bào chữa...

- bọc: đồng bào, bào tử, bào đệ...

- áo vạt dài: Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, chiến bào....

Bảo: - giữ gìn: bảo vệ, bảo hiểm, bảo đảm, bảo trọng

- nói ra: bảo ban...

- đồ quý: bảo kiếm, bảo ấn, bảo vật...

Báo: - đưa ra: thông báo, báo cáo, thông báo, báo công...

- đền đáp: báo ơn, báo đáp...

- tạp chí: tờ báo, họa báo, biển báo...

Bạo: - dùng sức mạnh, độc ác: bạo chúa, bạo ngược, bạo hành, bạo loạn...

Bát: tám (thơ lục bát)...

Bạt: - đánh: bạt tai...

- dạt: bạt vía kinh hồn, xiêu bạt...

Bắc: phương bắc, chỉ Trung Quốc,...

Băng: - lạnh: băng giá, đóng băng..

- chết: băng hà: Trạng chết thì chúa cũng băng hà.

- nhóm: băng đảng,...

- chảy: băng huyết: Hải Thượng Lãn Ông chữa trị băng huyết....

Bằng: - bạn: bằng hữu...

- chứng cử, chứng chỉ làm tin: văn bằng, bằng chứng, bằng cấp...

Bậc: thứ hạng (bậc thứ), bậc tam cấp....

Bẩm: - gốc: bẩm sinh (bị bệnh bẩm sinh)...

- nói: bẩm báo, thưa bẩm...

Bần: nghèo: bần cùng (nghèo khó), bần cố nông, bần tăng, bần tiện (nghèo hèn). Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, anh hùng lỡ thế ngẫm càng cay - Đặng Dung...

Bận: quan tâm, để ý: bận tâm, bận rộn...

Bất: không: bất cẩn, bất bình, bất đắc chí, bất cập, bất diệt, bất ngờ…

Bế: đóng lại( kết thúc): bế giảng, bế mạc, bế tắc...

Bệ: vua, bệ hạ, bệ kiến...

Bệnh: đau: bệnh viện, bệnh binh, bệnh xá…

Bi: - đau thương: bi ai, bi lụy, bi tang, bi cảm...

- tiêu cực: bi quan, bi lụy...Á: - thứ hai; á hậu, á khôi, á thánh. Mạnh Tử là á thánh của đạo Nho.

Ác: - độc ác; ác bá, ác bạc, ác nhân, ác nghiệt, quái ác...

- mặt trời (Ác tà – Chiếu tối, mặt trời xế chiều)

Ai: đau khổ; bi ai, ai oán...

Ái: yêu – Nguyễn Ái Quốc (ái quốc – Yêu nước), ái tình (tình yêu)…

Ải: - cửa khẩu (Cửa ải Chi Lăng)..

- làm cho đau đớn, biến đổi: đày ải...

Am: - ngôi nhà nhỏ, chùa: thảo am (nhà tranh), chùa am…

- hiểu kĩ: am hiểu, am hiểu tường tận, am tường....

Ám: - làm việc lén lút, không rõ ràng – Giang Văn Minh bị vua nhà Thanh ám hại…

- bám vào: ma ám..

An: - an lành: an tâm, bình an, an dưỡng...

- yên ngựa: Dặm trường bụi cuốn chinh an – Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh...

Anh: - trẻ nhỏ: Miệng anh nhi chờ bữa mớm cơm...

- hơn người bình thường: anh hùng, anh hào....

Ảnh: hình (hình ảnh)...

Ảo: giống như thật mà không phải thật: ảo ảnh, ảo giác...

Át: lấn lướt: lấn át....

Áy: màu vàng: Một vùng cỏ áy bóng tà. Gió hiu hiu thổi một và bông lau....

Âm: - tiếng: Âm thanh thành phố,...

- đối lập với dương: âm phủ (nơi chết chóc). Tôn Ngộ Không xuống âm phủ gặp Diêm Vương,...

Ẩm: - uống: ẩm thực (ăn uống)...

ướt: ẩm độ, ẩm kế (Thước đo độ ẩm)...

Ấm: quyền lợi của con của quan lại: Cậu ấm, cô chiêu...

Ân: ơn – Phá cường địch – Báo hoàng ân (Phá giặc mạnh đền ơn vua); ân nhân...

Ẩn: giấu kín: Nguyễn Trãi lùi về ở ẩn, ẩn tích, ẩn chứa, ẩn danh, ẩn dật, ẩn hiện, ẩn nấp....

Ấn: - dấu: dấu ấn, ấn tín...

- in: ấn bản, ấn hành...

- định ra: ấn định ngày làm việc, ấn định nề nếp...

Ấp: xóm, làng – Phan Đình Phùng và Hoàng Cao Khải là người cùng ấp.,...

Âu: - lo lắng, âu lo, lo âu...

- tình yêu: âu yếm...

- cơ đồ: âu vàng, non sông nghìn thủa vững âu vàng...

Ấu: nhỏ: ấu trùng, thơ ấu...

Bá: - chức tước: bá vương, vương, bá, công, hầu...

- bác: thúc bá (chú, bác)...

- công bố: bá cáo...

- hơn người: bá chủ, bá quyền...

Bạ: sổ sách ghi chép: học bạ, danh bạ điện thoại...

Bác: - anh cha (chú, bác), bác cả, bác tộc...

- rộng: Đác - uyn nói bác học không có nghĩa là ngừng học.

Bác học (học rộng), bác sĩ...

- bỏ qua: bác bỏ ý kiến này, bác ý kiến, bác nghị quyết...

- súng: đại bác, bác đồng...

Bạc: - màu trắng: bàng bạc, bạc trắng...

- không có nhân đức; bạc ác, bạc đãi, bạc tình…

Bách: - trăm: bách tuế (trăm tuổi), bách niên giai lão, bách bệnh, bách chiến bách thắng...

- khó khăn, túng quẫn: bức bách, cưỡng bách...

- cây bách: tùng bách...

Bài: - bỏ: bài bác, bài bây, bài ngoại...

- sắp đặt: bài binh bố trận, đúng bài...

- một việc làm, công trình: bài thuốc, bài thơ, bài tập...

Bãi: - bỏ: bãi binh (Triều đình đòi Trương Định phải bãi binh), bãi khóa, bãi nhiệm, bãi thuế....

- một vùng: bãi tập, bãi bồi phù sa....

Bái: - lại, gặp: bái kiến, bái - lạy....

Bại: - thua: bại binh, bại tướng, bại trận...

- giảm chức năng: bại liệt: Phòng chống bệnh bại liệt...

Ban: - lớp: lưu ban (ở lại lớp)....

- nhóm, tổ chức: các ban, ban giám hiệu. Ban văn Tinh Thiều, ban võ Phạm Tu....

- thông qua: ban bố toàn dân, ban hành nghị quyết....

- đưa cho: ban tặng, ban thưởng...

Bàn: - trao lại: bàn giao...

- thảo luận: bàn luận...

Bản: - gốc: bản tính (tính gốc), nguyên bản, bản quán...

- tài liệu: văn bản, bản thảo nghị quyết, bản vẽ...

Bán: - nửa: bán nguyệt, bán cầu (Việt Nam thuộc bán cầu Đông)...

- trao đổi hàng hóa: mua bán, bán buôn…

Bàng: thờ ơ, đứng ngoài cuộc: bàng quan,...

Bảng: nơi gián, viết thông tin: bảng số, bảng vàng, bảng biểu...

Báng: bỏ, báng bổ...

Bành: - ghế tựa (ghế dựa), ghế bành, hậu bành sân khấu.

- mở rộng: bành trướng

Bao: - vỏ bên ngoài: bao bì, bao diêm ...

- lấn sang việc người khác, giúp người khác: bao biện...

- che chở: bao cấp, bao che...

- rộng: bao dung (độ lượng)...

Bào: - chế biến: bào chế thuốc...

- bênh vực: bào chữa...

- bọc: đồng bào, bào tử, bào đệ...

- áo vạt dài: Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, chiến bào....

Bảo: - giữ gìn: bảo vệ, bảo hiểm, bảo đảm, bảo trọng

- nói ra: bảo ban...

- đồ quý: bảo kiếm, bảo ấn, bảo vật...

Báo: - đưa ra: thông báo, báo cáo, thông báo, báo công...

- đền đáp: báo ơn, báo đáp...

- tạp chí: tờ báo, họa báo, biển báo...

Bạo: - dùng sức mạnh, độc ác: bạo chúa, bạo ngược, bạo hành, bạo loạn...

Bát: tám (thơ lục bát)...

Bạt: - đánh: bạt tai...

- dạt: bạt vía kinh hồn, xiêu bạt...

Bắc: phương bắc, chỉ Trung Quốc,...

Băng: - lạnh: băng giá, đóng băng..

- chết: băng hà: Trạng chết thì chúa cũng băng hà.

- nhóm: băng đảng,...

- chảy: băng huyết: Hải Thượng Lãn Ông chữa trị băng huyết....

Bằng: - bạn: bằng hữu...

- chứng cử, chứng chỉ làm tin: văn bằng, bằng chứng, bằng cấp...

Bậc: thứ hạng (bậc thứ), bậc tam cấp....

Bẩm: - gốc: bẩm sinh (bị bệnh bẩm sinh)...

- nói: bẩm báo, thưa bẩm...

Bần: nghèo: bần cùng (nghèo khó), bần cố nông, bần tăng, bần tiện (nghèo hèn). Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, anh hùng lỡ thế ngẫm càng cay - Đặng Dung...

Bận: quan tâm, để ý: bận tâm, bận rộn...

Bất: không: bất cẩn, bất bình, bất đắc chí, bất cập, bất diệt, bất ngờ…

Bế: đóng lại( kết thúc): bế giảng, bế mạc, bế tắc...

Bệ: vua, bệ hạ, bệ kiến...

Bệnh: đau: bệnh viện, bệnh binh, bệnh xá…

Bi: - đau thương: bi ai, bi lụy, bi tang, bi cảm...

- tiêu cực: bi quan, bi lụy...