K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2018

Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", hình ảnh Bác hiện lên thật hết đỗi thiêng liêng và cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân, Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh.Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một,Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu.  Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình.Tóm lại, sự tôn kính của anh đội viên đêm ấy dành cho Bác vẫn sáng như ngọn lửa soi sáng đêm đen, vẫn là sự tôn kính ấy.

13 tháng 3 2018

1. "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"

. "Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể" - Hồ Chí Minh26 câu nói nổi tiếng nhất của Bác Hồ vẫn để lại những bài học sâu sắc cho đến ngày nay

16 tháng 4 2018

?????///

31 tháng 12 2020

Tham khảo!

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả.Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả. 

Bn Tham khảo:

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

 

13 tháng 5 2020

Cảm mơn bạn nha!

11 tháng 11 2021

mn giúp với

 

26 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

1.

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

 

2.

 

Tự do là một trong những quyền cơ bản của con người và sự tự do mang lại nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc. Thật vậy, nhờ có tự do mà con người có thể sống bình đẳng, bác ái và hạnh phúc. Tự do là tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Trong lịch sử, chưa có đất nước nào không được tự do mà hạnh phúc cả. Bác Hồ từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", tức là phải giành được độc lập tự do thì nhân dân mới bắt đầu được cuộc sống no ấm hạnh phúc. Ngày nay khi quyền con người được đề cao, mỗi công dân được hưởng quyền tự do trong sinh hoạt, học tập, tự do ngôn luận, phát triển bản thân,... nhưng vẫn trong khuôn khổ cho phép. Sự tự do được thể hiện là con người có thể thỏa sức làm việc miễn là ko trái với pháp luật cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống người khác. Trong văn học, rất nhiều tác giả đã đề cao sự tự do như nhà thơ Tố Hữu muốn được phá tan nhà tù chật hẹp để tiếp tục cuộc sống mơ ước hay như Phan Châu TRinh trong Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện được sự ngang tàng, khao khát tự do của mình trong hoàn cảnh tù đày. Hơn nữa, tự do có vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi người và cả cộng đồng. Với cá nhân thì tự do là quyền cơ bản của mỗi con người, mang lại quyết định vận mệnh cá nhân, tạo nền tảng, điều kiện cho sự phát triển, sáng tạo. Còn với xã hội, sự tự do, bình đẳng bác ái là linh hồn khởi nguồn cho mọi tiến bộ và văn minh. Vì vậy chúng ta cần phê phán những hành vi cướp đoạt quyền tự do của người khác vì nó đi ngược lại với sự văn minh và tiến bộ, dân chủ. Để có được tự do, chúng ta cần lên tiếng phê phán những hành động cướp đoạt tự do của người khác cũng như đề cao sự bình đẳng, tự do, bác ái trên thế giới. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ ra sức học tập và rèn luyện để có đầy đủ nhận thức, kĩ năng, phẩm chất để đóng góp chút ít vào công cuộc đòi tự do, vì hạnh phúc của nhân loại trên thế giới.