Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1 :
Bài 1 :a) Ăn: Mẹ em là người đầu bếp giỏi
Xơi : mẹ mời cả nhà xơi cơm
b) Biếu : Em biếu tặng quà ông bà
Tặng : Em tặng quà cho bạn
c) Chết : Con chuồn chuồn nó đã bị chết
Mất : ông của em đã mất lúc em 6 tuổi
Bài 2:
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng
Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ
Sóng lượn nhấp nhô trên mặt hồ
Bài 3:
Em đã bị đánh cắp mất cục tẩy
Mẹ ôm em thật ấm áp
Em bê chiếc ghế vào bàn
Mẹ bưng cơm ra bàn
Em đeo cặp bên vai
Bố em vác bì gạo vào nhà
Đề 2:
Bài 1:
a) Hùng vĩ, anh hùng
b) Việt nam , đất nước
c) Đây , kia
d) Cờ đỏ sao vàng , kháng chiến
Bài 2:
a) Còn bé bỏng gì nữa mà nững nĩu
b) Bé con nhỏ nhắn lại đây chú bảo
c) Thân hình bé bỏng
d)Người nhỏ con nhưng rất khỏe
Bài 3:
Ghó bóc thật đáng ghét
Cái thân gầy khô đét
Chân tay dài nghêu ngao
Chỉ gây toàn chuyện giữ
Vặt trụi xoan trước ngõ
Rồi lại ghé vào vườn
Xoay luống rau nghiêng ngả
Gió bốc toàn nghịch ác
Nên ai cung
Nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ cho em về nhà dì Ngân chơi. Nhà dì Ngân ở gần biển, chính vì thế em rất thích ngắm cảnh biển vào buổi sáng. Ở đó, không khí rất trong lành và cảnh biển mới đẹp làm sao!
Từ đằng xa, ông mặt trời đỏ rực dần dần nhô lên làm cho người ta có cảm giác mặt trời đi ngủ ở dưới biển chứ không phải ở trên trời hay sau những đám mây. Mặt biển nhuốm màu đỏ cam bởi ánh mặt trời và trở nên lóng lánh như một tấm thảm tuyệt đẹp. Từng con sóng rì rào xô vào bờ như một bản nhạc chào buổi sáng êm tai.
Phía đằng xa, mây tím nhạt dần. Trên cao là những lọn mây xanh đã thành hình rõ nét. Khi ông mặt trời nhô lên cao nữa, ban phát ánh sáng xuống tất cả, mọi vật càng trở nên sôi động hơn. Từng đàn chim hải âu chao liệng trên mặt biển thật thanh bình. Các thuyền đánh cá bắt đầu căng buồm ra khơi đánh cá. Tiếng trẻ con, tiếng người lớn làm xôn xao cả một vùng chài. Có những chiếc thuyền đánh cá ra khơi từ đêm hôm trước giờ đã về bến với những sọt cá đầy ắp, trắng phau phau.
Bức tranh biển cả vào buổi sáng thật đẹp và ấn tượng. Chính vì vậy mà đã hơn một năm trôi qua, em vẫn nhớ như in cảnh biển buổi sáng hôm đó. Em ước gì biển cả không bao giờ có bão hay sóng thần mà luôn thanh bình và giàu đẹp như thế.
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh năm
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lứa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Gơi ý:
Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí tính.
Cách 2: Dùng phép so sánh, có tác dụng định dạng lại.
Cách 3: Ẩn dụ có tác dụng hình tượng hoá.
2. Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quá nhớ kẻ trồng cây
(Ca dao)
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
c) Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Có một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Gơi ý:
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.
- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.
Quả tương đồng với thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Mặt trời đi qua trên lăng
Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
2. Gợi ý:
Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng.
– Các hình ảnh ẩn dụ:
+ ăn quả, kẻ trồng cây;
+ mực – đen , đèn – sáng;
+ thuyền, bến;
+ Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất);
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất);
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
3. Gợi ý:
– Các từ ngữ ẩn dụ:
+ (Ánh nắng) chảy;
+ (Tiếng rơi) rất mỏng;
+ Ướt (tiếng cười).
– Tác dụng gợi tả hình ảnh, gợi cảm:
+ Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ “chất lỏng” để có thể “chảy đầy vai”; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là “ánh sáng” mà còn hiện ra như là một “thực thể” có thể cầm nắm, sờ thấy.
+ Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
+ Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
Câu 1:
– Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
– Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
– Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
– Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
– Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
– Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
1.Các phép hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:
a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cải cụ thể với cái trừu tượng.
c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2.
Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau:
Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:
- hình thức
- cách thức
- phẩm chất
- cảm giác
Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận.
Cụ thể:
- bộ phân gọi toàn thể
- vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật gọi sự vật
- cụ thể gọi trừu tượng.
Ví dụ: Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.
3. Đêm nay Bác không ngủ
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Minh Huệ