Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để khuyên con người hãy bền chí, vững lòng trước mọi khó khăn, gian khổ để đi tìm bóng dáng của hạnh phúc và thành đạt, người Pháp có câu: “Người ta thường than rằng bông hồng có nhiều gai nhưng trong gai lại có bông hồĩig.” Câu danh ngôn trên có ý nghĩa gì? Bông hồng tượng trưng cho cái đẹp, sự tươi thắm, hạnh phúc. “Gai” là ngạnh nhọn ở cây, biểu thị cho sự khó khăn, hiểm trở của cuộc sông. Như vậy, câu danh ngôn chi ra rằng không có hạnh phúc nào đến một cách đơn giản, dễ dàng, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng nếu vượt qua được khó khăn, gian khổ thì sẽ có được hạnh phúc, có được kết quả tốt đẹp. Trong cuộc sống, hạnh phúc không sẵn có cho mỗi con người. Muốn hạnh phúc, ai cũng phải đấu tranh quyết liệt với gian lao, thử thách ở phía trước. Đôi khi chúng ta phải hi sinh cả tính mạng để bảo vệ cái hạnh phúc ấy. Cụ thể, muôn có cái ăn cái mặc chúng ta phải lao động, đổ mồ hôi sôi nước mắt để tạo ra bát cơm manh áo, vật dụng tiện nghi sinh hoạt. Nhiều khi con người phải đâu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những trận lũ lụt, hạn hán gây biết bao vất vả và cực nhọc trong đời sông. Để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng tốp đầu thế giới, nhân dân ở những vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam như đồng bằng sông Cửu Long phải “một nắng hai sương” nơi ruộng đồng và luôn luôn phải chống chọi bao khó khăn để làm ra hạt gạo. Trong khoa học, hạnh phúc nảy sinh từ sự tự tìm tòi, suy nghĩ khám phá, không kể thời gian cũng như sự hi sinh hạnh phúc cá nhân. Alexandre Yersin (1863 - 1943) được mệnh danh là “người chiến thắng bệnh dịch hạch” vì đã tìm ra vi trùng gây bệnh dịch hạch vào năm 1984. Phải chứng kiến một châu Âu tuyệt vọng vì luôn bị dịch hạch hoành hành mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của công trình nghiên cứu khoa học này. Để có được tên tuổi vang dội trên thế giới như thế, Yersin tình nguyện là người châu Âu đầu tiên vượt qua dãy núi Trường Sơn, rong ruổi suốt nhiều năm qua các vùng đất xa lạ của người thượng du. Con người ấy đã chọn Nha Trang làm nơi nghiên cứu khoa học và là nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Nhiều nhà bác học lừng danh trên thế giới phải khâm phục tài năng, đức độ và sự kiên trì, không ngại gian khổ của Yersin. Ở Việt Nam, tấm gương về sự cần mẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) rất đáng cho mọi người noi theo. Để trở thành nhà bác học lỗi lạc của dân tộc ta, Lê Quý Đôn luôn hiếu học, say mê đọc sách, quan sát, ghi chép, ngẫm nghĩ trước những biểu hiện phong phú của cuộc sông. Ông viết cuốn Phủ biên tạp lục dày hơn 600 trang chỉ trong sáu tháng. Bè bạn của ông và mọi người rất kinh ngạc bởi lập luận uyên bác, lời ý súc tích trong quyển sách ấy. Để biên soạn cuốn sách, ông chuẩn bị một “túi gấm” đựng các thẻ ghi chép, ghi lại các hiện tượng mà ông quan sát được, những điều mắt thấy tai nghe, những đoạn trích từ các cuốn sách khác... kèm theo những nhận xét. Nhừng ý hay mà Lê Quý Đôn đã cần mẫn ghi lại trong suốt bao năm làm việc, học tập, nghiên cứu của mình, được xếp thành từng loại, từng đề mục. Khi cần tập hợp lại một vấn đề gì ông chỉ việc soạn ra các túi thẻ cần thiết này nên đã tiết kiệm được rất nhiều thời giờ, hoàn thành công việc nhanh chóng. Trong sáng tạo nghệ thuật cũng vậy. Để trở thành một trong những đại văn hào thế giới, H. Banzắc (1799 - 1850) đã bỏ ra 31 năm miệt mài lao động sáng tác nghệ thuật mà không biết mệt mỏi. Năm 1819 ông quyết chí theo đuổi nghề văn nhưng bước đầu chưa thành công. Ông không hề nản lòng. Đến năm 1833 - 1834 tên tuổi của ông đã trở nên quen thuộc với mọi người. Năm 1842 Banzắc hoàn thành một hệ thống tác phẩm lấy nhan đề tổng quát là Tấn trò dời. Bộ Tấn trò đời đồ sộ có 97 tiểu thuyết với nhiều loại triết lí, hiện thực, viết về nhiều cảnh đời khác nhau nhưng loại nào cũng vô cùng đặc sắc. 97 tiểu thuyết của Banzắc đều là những công trình nghệ thuật kì diệu, có giá trị to lớn đôì với nhân loại. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vào năm 1911 mà không ngại gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn,... Người đã làm đủ mọi nghề để mưu sinh, kế cả rửa chén bát. Dưới cái lạnh khắc nghiệt của Paris, “một viên gạch hồng Người chống lại cả một mùa băng giả”. Người đi qua nhiều châu lục, nhiều quốc gia. Cuối cùng Người đã tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Câu danh ngôn trên làm thức tỉnh nhừng ai? Tất nhiên là những con người mơ ước hạnh phúc, muôn thụ hưởng thành quả mà không có ý chí, mới “thấy sóng cả” đã “ngã tay chèo”. Những người như thế chỉ biết lấy thành quả của người khác làm thành quả cho mình. Thật đáng chê trách! Câu danh ngôn đặc sắc của Pháp có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với mọi người. Câu danh ngôn ấy gợi cho chúng ta nhớ đến bài Tự khuyên mình, đồng thời cũng là lời khuyên mọi người của Bác Hồ vĩ đại: Nếu không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương
Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.
Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.
Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".
Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.
Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.
Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.
Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nạng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ửởtai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!
Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Bài thợ ''Lượm" của tác giả Tố Hữu được sáng tác năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc.Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh chú bé Lượm với sự hi sinh không hề nhỏ vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
''Lượm'' là 1 bài thơ tự sự - trữ tình nói về cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm đã xuyên suốt trong bài thơ.
Trong 3 khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến 3 khổ thơ này, bởi đây là 3 khổ thơ chứa nhiều ấn tượng nhất.Tác giả đã miêu tả một chú bé liên lạc nhỏ.Một chú bé nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, với cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quý Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
(“Lượm” - Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
chuc p hk tot
Tớ chỉ cho cậu cái trang này : https://h.vn/hoi-dap/question/59487.html.
Ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta đã tới cùng với mùa xuân mang sức sống cho muôn loài. Ngày mùng một Tết, mọi vật đều như được nhân lên sức sống và niềm vui. Quang cảnh nơi em ở cũng tưng bừng, nhộn nhịp hoà vào không khí đón Tết của mọi miền.
Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Trong không khí khắp nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó. Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kỹ của những năm trước mà khoác trên mình chiếc áo đẹp của năm mới. Những cây ăn quả to cao, hay lắc lư cái đầu, ngày thường rất trầm tư thì hôm nay vui vẻ, luôn nở nụ cười giỡn đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy. Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh và như rất biết ơn nàng tiên mùa xuân đã làm cho nó đẹp hơn. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. Ở trên cao ngang hai bên đường có chăng khẩu hiệu: "Chúc mừng năm mới".
Trong mỗi gia đình, ai nấy đều tất bật chuẩn bị bữa cơm đầu năm cúng tổ tiên. Thế rồi, mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng với những lời chúc tốt đẹp. Gia đình em cũng vậy, cả nhà sum họp bên nhau hạnh phúc. Mọi người cười nói vui vẻ chúc nhau một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Tiếng cười vang khắp xóm, tràn ngâp niềm yêu thương. Rồi mọi người diện những hộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Bác Tiếp là người sang xông đất nhà em. Bác chúc gia đình em năm mới sức khoẻ, làm ăn thuận lợi. Mấy đứa cháu bác dẫn theo ríu rít vui mừng vì được tiền mừng tuổi, chốc chốc chúng lại mang ra đếm. Những người trong xóm đã bắt đầu đi chúc Tết lẫn nhau, mong một năm mới "an khang – thịnh vượng"!
Ngày đầu xuân mới 2018 Bính Tuất đã diễn ra trong xóm em thật ấm cúng và vui vẻ. Em mong rằng mọi người sẽ sống chan hoà với nhau để cuộc sống mỗi ngày thêm tươi đẹp.
" Tết Tết Tết đến rồi...", nghe những câu hát này lòng tôi xao xuyến đến lạ. Tôi thích ngắm cảnh quê hương tôi vào những ngày giáp Tết: thật đẹp và tràn trề những nỗi khát khao. Tất cả sẽ reo mừng chào đón mùa xuân như chào đón vị chúa nhân từ, đẹp đẽ.
Tôi đạp chiếc xe cũ kĩ dạo khắp làng để ngắm làng quê đã lột xác khi được vị chúa nhân từ ban cho một tấm áo mới. Một màu xanh non đầy mơ ước bao trùm khắp nơi nơi, màu xanh đem đến cho vạn vật một sức sống mới, tự nhiên và êm dịu. Tôi thật ngỡ ngàng trước ánh nắng nhạt hoà mưa xuân khẽ gọi những chồi non sinh ra từ mùa đông vẫn chưa dám chào bà con hàng xóm nay bừng tỉnh giấc. Tô điểm thêm cho khung cảnh thêm rực rỡ là bàn tay của con người. Những ngôi nhà được các bác thợ sơn khoác cho những manh áo đủ màu tươi mới. Trước nhà còn được trang trí những chiếc đèn lồng trông xa như những quả hồng chín mọng. Hoa cùng bạn bè của nó đang kiều diễm toả hương ngào ngạt làm say đắm lòng người. Trên con đường cũ kĩ chật ních người xe. Đông vui nhất là ở chợ, tôi choáng ngợp trước những bức tranh làng hồ kì diệu mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam mà nhà nhà thích treo trong dịp Tết. Tôi đắm mình trong vẻ đẹp của chợ hoa, những cây đào, cây mai như những nàng thiếu nữ vừa độ trăng tròn e lệ và trong mỗi nhà chắc cũng không thể thiếu những nàng thiếu nữ biểu tượng cho mùa xuân này, nó còn như một vị thần linh giúp cho mọi người sang năm mới gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Hơi xuân ấm. Sắc xuân vàng. Ánh xuân lung linh huy hoàng. Và những cảm xúc về những ngày giáp Tết sẽ còn đọng mãi trong tâm hồn ta mãi không phai mờ.
1. Mở bài:
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
2. Thân bài:
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:
- Thầy đã già., mái tóc bạc.
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
- Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Gợi ý:
- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?
- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:
+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;
+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?
+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?
+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?
+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?
- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy – trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
1. Mở bài:
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
2. Thân bài:
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:
- Thầy đã già., mái tóc bạc.
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
- Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.